Búa thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và cách vận hành

Thiết bị này còn khá mới mẻ ở nước ta tuy nhiên trên thế giới thì nó được sử dụng từ lâu. Nó là công cụ rất hữu hiệu để giúp con người có thể phá được những khối vật liệu lớn, cứng như: Bê tông, đá khoáng, đá tự nhiên…

Nếu như trước đây, công việc này cần rất nhiều sức lực, thời gian và nhân công thì ngày nay, người ta giải quyết được bài toán này chỉ với búa rung thủy lực.

Ưu điểm của nó chính là ở khả năng xử lý một cách gọn, nhanh, an toàn đối với những khối bê tông khổng lồ, khối đá lớn. Từ đó hiệu suất công việc được tăng lên, rút ngắn thời gian thi công có thể gấp 3, gấp 4 lần. Cuối cùng thì các công trình sẽ đạt được tiến độ theo như mong muốn.

Phạm vi hoạt động của búa rung thủy lực rất rộng: tham gia phá dỡ cọc đường sắt, trụ điện, cọc xi măng, dầm cầu, cọc thép, khối xà bần, cải tạo công trình xây dựng…

Bên cạnh đó, thiết bị còn được con người dùng vào việc đóng cọc, trụ để làm nền móng cho các công trình nhà ở, chung cư… Mọi người thường lo lắng là với sức mạnh lớn của nó để phá dỡ những vật liệu cứng thì nó có gây ảnh hưởng gì không?

Theo như chúng tôi khảo sát thì đa phần người dùng đều hài lòng vì nó không ảnh hưởng xấu đến các công trình hay thiết bị được đặt gần nó dù cho nó có hoạt động thường xuyên tại vị trí, không gian công trình đó.

Nguyên lý hoạt động của nó: Dầu thủy lực sẽ được bơm vào các khoang, dần dần sẽ lấp đầy các khoảng đó rồi tác động lên mặt cuối của piston rồi đẩy dần piston lên trên.

Khi piston di chuyển lên phía trên theo đúng hành trình, giới hạn của nó thì các buồng sẽ được kết nối và dầu sẽ chảy qua van đến các buồng. Do áp lực tại các buồng không cân bằng nên các van điều khiển sẽ di chuyển lên trên. Khi van điều khiển đạt đến giới hạn trên, đầu vào sẽ kết nối với dòng dầu thủy lực làm cho dầu sẽ chảy vào khoang.

Ở 1 buồng khác, áp suất của dầu cao kết hợp với khí ni tơ trong thùng sẽ làm cho piston di chuyển xuống. Khi piston đã di chuyển xuống và chạm vào đục. Các buồng bên trong búa sẽ được kết nối với nhau và đo áp suất dầu cao, van di chuyển xuống. Lỗ dầu vào sẽ được nối với 1 buồng của búa. Kết thúc 1 chu trình.

Một búa rung thủy lực có tùy vào kích thước mà sẽ có trọng lượng từ vài trăm kilogam đến hàng tấn.

Cấu tạo búa thủy lực

Tương tự như các thiết bị khác thì búa thủy lực cũng được phân chia thành các bộ phận chính và bộ phận phụ. Bộ phận chính của nó đó là: đầu, bộ phận sau, bộ phận xi lanh.

Bộ phận đầu (Front Head)

Bộ phận front head là bộ phận đầu trước. Nó là bộ phận duy nhất trực tiếp chạm vào phần tiếp xúc làm việc của búa. Nó được thiết kế với 1 lớp vỏ dạng hộp. Lớp vỏ sẽ được làm từ các chất liệu tốt, dày dặn để tránh bị ăn mòn trong quá trình sử dụng. Nhờ vậy mà tuổi thọ làm việc của búa cũng được tăng lên nhanh chóng.

Piston sẽ được kết nối với 1 cái đinh của búa thủy lực phá đá. Phần đinh này không cố định, nó thường xuyên được thay thế sau khi bị mòn, gãy… Phần đinh sẽ được cố định bởi ống lót búa và chốt búa.

Bộ phận sau (Buồng Nito)

Chúng ta thường thấy ở phía sau của búa thủy lực phá đá có 1 buồng nhỏ. Vậy buồng đó là gì? Nó chính là 1 kho chứa, lưu trữ lượng khí ni tơ. Khí nitơ là khí chính là thành phần góp vào hoạt động của búa. Với điều kiện áp lực lớn, trong hành trình piston quay lại thì chính buồng nito này sẽ giữ vai trò giống như 1 bộ phận giảm chấn, giảm xóc. Hoạt động xi lanh thông suốt hơn.

Khi piston đi xuống thì buồng khí Nito này lại đóng vai trò là 1 chất tăng cường cho tác động lực của búa.

Bộ phận xi lanh

Trong bộ phận của các búa rung thủy lực thì xi lanh chính là 1 bộ phận chính, cơ bản và quan trọng.

Cấu tạo của xi lanh ở trên trong búa sẽ gồm xi lanh, piston, van điều khiển. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của búa thì chỉ có piston và van điều khiển là chuyển động.

Van sẽ làm nhiệm vụ đó là điều khiển hướng di chuyển của dòng dầu. Piston thì sẽ thực hiện tịnh tiến lên xuống. Nó sẽ chạm vào các chi tiết và kích hoạt cho búa hoạt động.

Gioăng phớt được làm bằng cao su hay chất liệu tổng hợp sẽ giúp tạo nên 1 không gian kín, không cho dầu chảy rò rỉ ra ngoài.

Ngoài những bộ phận mà chúng tôi kể trên thì còn có những phụ kiện mà nếu thiếu thì cũng không thể hình thành nên 1 búa đập đá thủy lực trơn tru khi vận hành và hiệu quả cao.

Cách vận hành và bảo dưỡng búa thủy lực

Với giá thành cao cũng như vai trò là 1 thiết bị quan trọng nên các búa thủy lực cần được người dùng chú ý cả về cách vận hành và bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật.

Nó là thiết bị quan trọng và dùng nhiều trong ngành xây dựng nếu có 1 sai sót nhỏ hoặc sự cố thì sẽ ảnh hưởng tiến độ công trình và sự an toàn.

Cách vận hành

Trong quá trình làm việc, búa thủy lực luôn cần có dầu để bôi trơn. Dầu được sử dụng phải đủ độ ấm và duy trì độ nhớt cần thiết, phù hợp với nhu cầu của các bộ phận trong búa.

Các gioăng, phớt làm kín sẽ đạt được độ bền cao nếu dầu bôi trơn thích hợp. Tùy theo từng yêu cầu về công trình thực tế mà người ta sẽ tính toán, cân nhắc chọn búa rung thủy lực có kích thước sao cho phù hợp để đáp ứng hiệu suất công việc, thời gian. Với điều kiện thời gian bị hạn chế hay khối vật liệu cỡ lớn, độ dày và độ cứng cao thì nên chọn loại búa lớn, khả năng tác dụng lực và chịu lực tốt.

Cách bảo dưỡng

Muốn tăng độ bền của búa thì chúng ta phải biết cách bảo dưỡng đặc biệt là nó đảm bảo an toàn khi ta thực hiện công việc.

Đầu tiên là bảo dưỡng thường xuyên bằng chất bôi trơn chuyên dùng cho loại búa. Với điều kiện làm việc bình thường, trung bình 7-8 giờ khi dừng làm việc là thời gian bôi trơn. Quãng thời gian này có thể thay đổi tùy chỉnh bởi vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào công việc thực tế.

Nếu búa rung thủy lực phải làm việc ở môi trường nhiều bụi bẩn, đặt ở vị trí nằm ngang thì yêu cầu bảo dưỡng phải được làm thường xuyên, bôi trơn liên tục.

Ngoài ra, công tác kiểm tra thiết bị cũng cần được chú trọng đến từng chi tiết nhỏ như: Bu lông liên kết, chốt, vòng hãm… Nếu như các chi tiết này chưa được vặn xiết chặt, hỏng hóc thì cần thay thế, điều chỉnh và xử lý trước khi đưa thiết bị vào hoạt động.

Nếu như công việc của bạn tiếp xúc với vật liệu sắc nhọn, cần được mài mòn thì ống cao su thủy lực phải được kiểm tra ngày một.

Mỗi công việc sẽ có 1 tính chất đặc thù riêng nên người dùng cần kiểm tra bề mặt bị ăn mòn, các vết nứt, định kỳ 1 tuần 1 lần.

Tại sao chúng tôi lại chú trọng đến việc kiểm tra bởi vì nó sẽ giúp con người có thể tự tin, an toàn khi vận hành thiết bị, thao tác xử lý nhanh và chính xác mà không ảnh hưởng đến người và vật xung quanh.

Cứ sau 1 tháng làm việc, người dùng phải kiểm tra lại ắc búa – đây chính là phần nối với máy đào. Nếu có vấn đề cần phải điều chỉnh ngay để đảm bảo an toàn.

Leave Comments

0979 090 745
0979090745